Đã bao giờ bạn thắc mắc về tên gọi bằng tiếng Anh của một số loại đồ ăn phổ biến? Ví dụ, tại sao bánh sandwich có tên gọi là sandwich? Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về lịch sử của một số tên thực phẩm tiếng Anh.

Sandwich

Bánh sandwich lấy tên từ John Montagu, Bá tước thứ 4 của Sandwich. Có lý do vô cùng chính đáng, đó là - bá tước được cho là đã phát minh ra loại bánh này!

Câu chuyện là Chúa Sandwich thích chơi bài. Ông ta muốn tiếp tục chơi trong khi ăn, nên không cần dùng nĩa hay dao khi ăn. Tuy nhiên, ông ta cũng không thích những tấm bài của mình nhờn dính thức ăn.

Vậy giải pháp là gì? Sandwich yêu cầu làm chiếc bánh với miếng thịt nhét giữa hai lát bánh mì. Chẳng mấy chốc, những người khác đã yêu cầu món ăn giống "như Sandwich".

A hamburger and french fries

Hamburger

The hamburger is a sandwich, but it has its own special characteristics that make it different. The main difference is that it is a meat patty, which is also called a burger, placed inside a sliced bun. Bánh hamburger thực chất là bánh sandwich, nhưng nó có đặc điểm riêng khiến nó trở nên khác biệt. Điều làm nên sự khác biệt chính là nó là một hỗn hợp thịt băm nhỏ, còn được gọi là burger, được đặt bên trong hai lát bánh mỳ.

Tên gọi có nguồn gốc từ Hamburg, một thành phố tại Đức. Người dân Hamburg được gọi là những người Hamburger. Tên của loại bánh bắt nguồn từ thành phố, nhưng bản thân bánh sandwich có thể không. Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về nơi mà bánh hamburger xuất phát.

Một trong những câu chuyện lưu truyền phổ biến nhất là bánh sandwich được phát minh ở Mỹ, với những miếng thịt bò được lấy từ những chú bò từ Hamburg, nước Đức.

French fries

Trái với tên gọi của nó, khoai tây chiên French fries lại không phải xuất phát từ tiếng Pháp. Món ăn nổi tiếng này được đặt tên bởi một nhóm lính Mỹ phát hiện ra khoai tây rán ở Bỉ, nơi họ đóng quân trong Thế chiến I.

Tên gọi này có liên quan nhiều đến ngôn ngữ hơn là địa lý. Ngôn ngữ chính thức của quân đội Bỉ là tiếng Pháp, vì vậy khoai tây chiên được gọi là french fries.

Tất nhiên, cũng có khoai tây chiên kiểu Bỉ. Chúng dày hơn và được chiên hai lần để được giòn hơn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ? Hãy tiếp tục theo dõi The Learntalk Blog để đón đọc các bài viết tiếp theo nhé!

Bài học đầu tiên của bạn sẽ hoàn toàn miễn phí. Hãy đăng ký học 1 tiết học ngay bây giờ. Học ngay hoàn toàn miễn phí